SysVn đã có bài viết Giới thiệu VoIP, nay SysVn xin giới thiếu tiếp các giao thức trong hệ thống VoIP. Mời các bạn theo dõi!
- Bộ giao thức H.323
- H.323 được phát triển bởi ITU (International Telecommunication Union)
- H.323 phiên bản 1 ra đời 1996, phiên bản 2 ra đời vào năm 1998
- H.323 ban đầu chỉ truyền các hội thoại đa phương tiện trong mạng Lan. Sau đó H.323 trở thành giao thức truyền tải VoIP trên thới giới.
- Các thành phần mạng VoIP sử dụng giao thức H.323: 4 thành phần
– Thiết bị đầu cuối: PC hoặc IP Phone sử dụng H.323
– Gateway: Là thiết bị kết nối giữa mạng VoIP dùng H.323 với mạng PSTN, mạng VoIP dùng giao thức SIP
– Gatekeeper: đóng vai trò trung tâm chuyển mạch của mạng VoIP dùng H.323
– MCU (Mutipoint Control Unit): hổ trợ hội thoại đa điểm trọng mạng H.323
2. Bộ giao thức SIP
- SIP (Session Initiation Protocol) phát triển bởi IETF (Internet Engineering Task Force)
- SIP là giao thức dạng peer to peer giống như HTTP, SMTP tức là client yêu cầu gửi đến Server thì Server gửi thông tin ngược về cho client
- Gọn nhẹ, hiệu quả đường truyền trong mạng LAN, internet
- SIP hiệu quả hơn trong việc tích hợp voice và data theo thời gian thực và it chiếm bang thông trên đường truyền
- SIP là giao thức sử dụng chung với giao thức RTP, SDP tạo thành 1 hê thống đa phương tiện hoàn chỉnh
- RTP cho phép vận chuyển tín hiệu đáp ứng thời gian thực
- SDP đặc tả các thông số phiên
- User Agent (UA) gồm 2 loại: User Agent Client (UAC), User Agent Server (UAS)
- Proxy Server: Chức năng định tuyến cuộc gọi gồm 2 loại: Stateless Server & Statefull Server
- Registrar: là thành phần của SIP
- Chức năng
– Tiếp nhận các đăng ký của UA
– Lưu trữ thông tin của UA: IP, port, user, password. Thông tin này sẽ được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của proxy
- Redirect Server: nhận yêu cầu, tìm kiếm thông tin về người nhận trong cơ sở dữ liệu mà registrar tạo ra. Sau đó tạo ra một danh sách các vị trí hiện tại của người nhận rồi gửi trả về cho người gửi
3. Giao thức MGCP
- MGCP: Media Gateway Control Protocol)
- MGCP: SGCP (Simple Gateway Control Protocol) + IPDC (Internet Protocol Device Control)
- MGCP điền khiển & quản lý cuộc gọi thông qua media gateway
- Media gateway tạo nên sự chuyển đổi tương thích giữa mạng PSTN và mạng IP bằng cách chuyển các dạng mã hóa trọng mạng PSTN sang các dạng mã hóa trọng mạng VoIP (G.711, G.723, G.729)
- Media gateway cũng hổ trợ loại tiếng vọng
4. RTP & RCTP
- RTP & RCTP: là giao thức kiểu vận chuyển tín hiệu thời gian thực. Các giao thức này rất quan trọng để đảm bảo real-time cho cuộc gọi
- Một cuộc gội bao gồm các phiên: báo hiệu, điều khiển, thỏa thuận các phương thức truyền thông, hội thoại.
- RTP ở phiên hội thoại
- Qua việc thỏa thuận phương thức truyền thông. Các bên tham gia hội thoại sẽ mở 2 cổng UDP 5004 cho truyền RTP, 5005 cho RCTP
- Tín hiệu tại phía phát sau khi được số hóa, qua bộ CODEC sẽ được nén thành các gói tin. Các gói tin này được gắn thêm các header tương ứng khi đến tầng UDP/IP
- Các gói tin này kích thước 40 byte: địa chỉ nguồn, địa chỉ đích, cổng tương ứng, RTP header.
- RTP header chứa thông tin: phướng pháp mã hóa, chỉ mục gói, nhãn thời gian. Các thông tin này cho phép xác định sự ràng buộc giữa các gói tin với thời gian.
5. IAX
- IAX ( Inter Asterisk eXchange): là một giao thức được phát triền dành riêng cho tổng đài Asterisk
- IAX là giao thức được sử dụng để trunk 2 hay nhiều tổng đài Asterisk
- IAX: chỉ sử dụng 1 port 4569 cho tín hiều điều khiển và data
- Khác với SIP, giao thức IAX cho phép nhiều cuộc gọi đồng thời được đóng gói truyền trên 1 đường trunk
6. So sánh giữa Sip và H.323
Giữa SIP và H.323 có nhiều điêm tương đồng, cả 2 đều cho phép thiết lập điều khiển và hủy cuộc gọi.Cả SIP và H.323 đều hỗ trợ những dịch vụ cần thiết, tuy nhiên có một số điểm khác biệt giữa hai chuẩn này.
H.323 hỗ trợ hội nghị đa phương tiện rất phức tạp, hội nghị H.323 về nguyên tắc có thể cho phép các thành viên sử dụng những dịch vụ như bản tin, trao đổi dữ liệu hoặc hội nghị video.
SIP có hỗ trợ SIP-CGI (SIP- Common Gateway Interface) và CPL (Call Processing Language).
SIP hỗ trợ điều khiển cuộc gọi từ đầu cuối thứ 3, hiện nay H.323 đang được nâng cấp để hỗ trợ tính năng này.
SIP và H.323 đều được phát triển với mục đích và nhu cầu khác biệt. H.323 được phát triển bởi ITU. Nó được thiết kế để thực hiện trong background của PSTN, sử dụng sự mã hóa binary và sử dụng lại vai trò của ISDN.
SIP được phát triển bởi IETF với một phối cảnh Internet, được thiết kế để thay đổi tỉ lệ thông qua Internet và làm việc bên trong domain thì rất tiện dụng vì nó tập hợp đầy đủ các chức năng và tiện ích Internet.
Trong khi H.323 được phát triển sớm trong VoIP, các ứng dụng IP Video Conferencing, SIP với hạ tầng Internet tạo đà phát triển và nổi lên như là một chuẩn trong việc truyền tín hiệu của truyền thông IP trong tương lai, như IP telephone.