Giới thiệu cách cài đặt phần mềm trên CentOS bằng lệnh yum và rpm

SysVN xin hướng dẫn bài viết cách cài đặt phần mềm trên CentOS bằng lệnh yum. Sau khi hiểu bài này các bạn có thể hiểu và thực hành được cài phần mềm trên CentOS bằng lệnh yum và rpm, xóa phần mềm, hiểu được cấu trúc file rpm, một số lệnh rpm và lệnh yum thông dung. Mời các bạn theo dõi!

1. Giới thiệu

Trên Windows, bạn chỉ cần tải ứng dụng về, giải nén rồi click vào file setup là hoàn tất việc cài đặt, nhưng trên Linux đó là một chuyện hoàn toàn khác. Trong chương này nhằm mục đích hướng dẫn sinh viên các thao tác cài đặt các phần mềm ứng dụng trên Linux và cung cấp các kiến thức căn bản giúp sinh viên có thể quản lý hệ thống của riêng mình. Giả sử rằng bạn đã biết cách sử dụng một số phần mềm quản lý gói như rpm. Để dễ dàng sẽ gọi các phần mềm trên Linux là các gói (package). Thực tế tên gọi ‘gói’ đúng đắn hơn vì các gói trên Linux có thể không phải là một trình ứng dụng nào đó mà chỉ là các thư viện nền như thư viện đồ họa Gtk+ hoặc OpenGL…Có nhiều cách khác nhau để cài đặt phần mềm, ứng dụng trên Linux. Một vài trong số đó thì khá phức tạp, một vài cách thì đơn giản như cài đặt từ các file .EXE trên Windows. Hầu hết các HDH Linux cũng có công cụ quản lý, cài đặt, gỡ bỏ phần mềm như Add or Remove Programs trong Windows. Ví dụ, trong Ubuntu, nếu server của có nối mạng thì bạn có thể download và cài đặt ứng dụng tự động thông qua công cụ Synaptic Package Manager (giao diện GUI) hoặc sử dụng dòng lệnh apt-get trong Terminal… File cài đặt cho ứng dụng trên Linux thường có phần mở rộng như .deb, .rpm, .bin, .tar, tar.gz, .sh …. Mỗi loại file cài đặt này có 1 cách thức thực thi cài đặt riêng.

Bạn có thể sẽ tự hỏi rằng tại sao các phần mềm trên Linux không tự đóng gói sẵn cho chúng ta rồi khi xuất bạn chỉ cần tải về và cài đặt nó. Câu trả lời nằm ở 2 vấn đề, vấn đề thứ 1 là các phần mềm viết trên Linux không hẳn chỉ có thể chạy trên Linux mà có thể chạy trên nhìều hệ thống khác nhau trong họ Unix như Solaris, AIX, HP-UX…thậm chí các phần mềm đó có thể chạy trên rất nhiều vi xử lý khác nhau như Intel, Motorola, PPC… Có được sự đa năng đó là nhờ vào tính đa nền (portable) của ngôn ngữ C/C++ nhưng đòi hỏi chúng ta phải biên dịch lại phần mềm từ mã nguồn cho hệ thống mà chúng vận hành. Bạn sẽ tự hỏi là tại sao các nhà phát triển lại không biên dịch sẵn cho chúng ta trên hệ thống thông dụng nào đó như Linux chẳng hạn. Câu trả lời là bởi vì các phần mềm này là phần mềm mã nguồn mở và các nhà phát triển không có cách gì hơn là để lại phần biên dịch cho chúng ta. Tuy nhiên bạn đừng thất vọng vì có một số nhà phát triển rất là tốt bụng có thể biên dịch sẵn cho chúng ta ra các gói có dạng rpm và cùng với sự hỗ trợ của công ty Red Hat chúng ta cũng đã có những chương trình quản lý các phần mềm hiệu quả không kém gì trên Windows như RPM (Redhat Package Manager). Mặc dù là thế nhưng không phải lúc nào các gói mới nhất từ các nhà phát triển gốc đều có phiên bản biên dịch sẵn mà thường là một khỏang thời gian sau các phiên bản đó mới có được dưới dạng biên dịch sẵn. Bên cạnh đó còn có rất nhiều nhà phát triển không hề biên dịch sẵn sản phầm của mình mà đòi hòi người dung phải biên dịch, điển hình là trình chơi phim và nhạc xine. Các gói biên dịch sẵn các bạn có từ xine đa số là từ các nhà phát triển khác. Do đó nếu bạn không biết cách cài đặt các gói từ nguồn là một trở ngại rất lớn cho việc hiểu và quản trị hệ thống của riêng mình.

2.Cài đặt phần mềm từ RPM
a. Cấu trúc file rpm
Các phiên bản Red Hat như CentOS có gói cài đặt chuyên biệt là các file .rpm (RedHat Packet Manager)
Cấu trúc file RPM như sau:
<tên gói>-<phiên bản>-<bản phân phối>.<nhóm linux>.<linux distro>.<kiến trúc>.rpm
Với:
<bản phân phối – release> : Số hiệu bản vá lỗi của phần mềm
<kiến trúc> : nền tảng phần cứng mà gói được thiết kế để chạy trên đó. Nếu <kiến trúc> là “noarch” nghĩa là nó không phụ thuộc vào nền tảng phần cứng, còn “src” nghĩa là mã nguồn cho người sử dụng có thể chỉnh sửa, i386 đây là kiến trúc 32 bit, x86_64 là kiến trúc 64 bit
Vd: httpd-2.2.3-91.el5.centos.x86_64.rpm
<tên> httpd
<phiên bản> 2.2.3
<bản phân phối> 91
<nhóm linux> el5 tức thuộc các dòng linux Redhat, CentOS, Fedora phiên bản 5, el6 là phiên bản 6
<linux distro> CentOS
<kiến trúc> x86_64, kiến trúc 64 bit

b. Một số tham số với lệnh rpm

-i <gói>                 cài đặt,
-e <tên phần mềm>        gỡ bỏ (erase),
-U <gói>                 cập nhật gói (gỡ gói cũ và cài gói mới),
-q <tên phần mềm>                      in ra tên, phiên bản, release, nếu đã được cài,
-qi <tên phần mềm>                       in ra thông tin của phần mềm nếu đã được cài
-V <tên gói>                                   kiểm tra tính toàn vẹn
–nodeps                                         không kiểm tra các gói phụ thuộc khi cài đặt và cập nhật cũng như gỡ bỏ
–force                                             cài đặt, cập nhật và bỏ cũ
–import <PUBKEY>                    Nhập GPG Key (/etc/pki/rpm-gpg/RPM-GPG-KEY-CENTOS-<version>)
–replacefiles                                  giải quyết khi có đụng độ trong việc ghi files cho gói cài đặt
Ví dụ:
Gõ rpm –ivh <gói cài đặt>
      rpm –e –nodeps <tên phần mềm>    Gỡ bỏ không thương tiếc.

c. Cài đặt phần mềm bằng lệnh rpm
Cài đặt httpd-2.2.3-91.el5.centos.x86_64.rpm bằng lệnh rpm
Thực hiện lênh: rpm –ivh httpd-2.2.3-91.el5.centos.x86_64.rpm

Cài đặt bằng lệnh rpm có những điểm bất lợi là những gói phụ thuộc, có nghĩa là muốn cài gói này thì trước hêt phải cài những gói phụ thuộc của nó gây khó khăn cho người mới bắt đầu làm quen với Linux. Ví dụ khi cài gói httpd thì trước hết phải cài những gói phụ thuộc như apr, apr-util. Tuy nhiên lệnh rpm kèm với những tham số có những công dụng rất hữu ích giúp ta quản trị và thao tác một cách nhanh chống.

d. Một số lệnh rpm cơ bản
rpm –ivh: lệnh cài đặt phần mềm có phần mở rộng là rpm. Khi cài đặt bằng rpm có thể bị vấn đề gói phụ thuộc. Nếu bỏ qua gói phụ thuộc thì chỉ cần thêm tham số –nodeps
rpm –qa: truy vấn tất cả các phần mềm rpm được cài đặt trong hệ thống. Nếu muốn truy vấn một phần mềm cụ thể nào đó có cài đặt trong hệ thống hay không thì dùng lệnh “rpm qa:grep tenphanmem” với a là all (tất cả), q là query (truy vấn)
rpm –qf: Nếu có một danh sách tập tin, muốn biết tập tin đó thuộc phần mềm rpm nào thì dùng lệnh “rpm –qf duongdantaptin”. Ví dụ: “rpm –qf /etc/httpd/conf/httpd.conf”
[root@test ~]# rpm -qf /etc/httpd/conf/httpd.conf
httpd-2.2.3-91.el5.centos
rpm –qi: xem thông tin phần mềm rpm đã được cài đặt
[root@test ~]# rpm -qi httpd
Name : httpd Relocations: (not relocatable)
Version : 2.2.3 Vendor: CentOS
Release : 91.el5.centos Build Date: Tue 16 Sep 2014 10:09:48 PM ICT
Install Date: Tue 31 Mar 2015 09:47:38 AM ICT Build Host: builder17.centos.org
Group : System Environment/Daemons Source RPM: httpd-2.2.3-91.el5.centos.src.rpm
Size : 3325176 License: Apache Software License
Signature : DSA/SHA1, Fri 19 Sep 2014 06:48:33 PM ICT, Key ID a8a447dce8562897
URL : http://httpd.apache.org/
Summary : Apache HTTP Server
Description :
The Apache HTTP Server is a powerful, efficient, and extensible
web server.
rpm –qip: xem thông tin phần mềm chưa được cài đặt, vừa mới tải về
[root@test CentOS]# rpm -qip samba-3.0.33-3.40.el5_10.x86_64.rpm
Name : samba Relocations: (not relocatable)
Version : 3.0.33 Vendor: CentOS
Release : 3.40.el5_10 Build Date: Tue 18 Mar 2014 01:38:31 AM ICT
Install Date: (not installed) Build Host: builder10.centos.org
Group : System Environment/Daemons Source RPM: samba-3.0.33-3.40.el5_10.src.rpm
Size : 31674253 License: GNU GPL Version 2
Signature : DSA/SHA1, Tue 18 Mar 2014 02:05:21 AM ICT, Key ID a8a447dce8562897
URL : http://www.samba.org/
Summary : The Samba SMB server.
Description :

Samba is the suite of programs by which a lot of PC-related machines
share files, printers, and other information (such as lists of
available files and printers). The Windows NT, OS/2, and Linux
operating systems support this natively, and add-on packages can
enable the same thing for DOS, Windows, VMS, UNIX of all kinds, MVS,
and more. This package provides an SMB server that can be used to
provide network services to SMB (sometimes called “Lan Manager”)
clients. Samba uses NetBIOS over TCP/IP (NetBT) protocols and does NOT
need the NetBEUI (Microsoft Raw NetBIOS frame) protocol.
rpm –qlp: liệt kê nội dung của gói phần mềm xem có những gì
[root@test CentOS]# rpm -qlp samba-3.0.33-3.40.el5_10.x86_64.rpm |more
/etc/logrotate.d/samba
/etc/pam.d/samba
/etc/rc.d/init.d/smb
/etc/samba/smbusers
/etc/sysconfig/samba
/usr/bin/mksmbpasswd.sh
/usr/bin/smbcontrol
/usr/bin/smbstatus
/usr/bin/tdbbackup
/usr/bin/tdbdump
/usr/bin/tdbtool
/usr/lib64/samba/vfs
/usr/lib64/samba/vfs/audit.so
/usr/lib64/samba/vfs/cap.so
/usr/lib64/samba/vfs/default_quota.so
/usr/lib64/samba/vfs/expand_msdfs.so
/usr/lib64/samba/vfs/extd_audit.so
/usr/lib64/samba/vfs/fake_perms.so
/usr/lib64/samba/vfs/full_audit.so
/usr/lib64/samba/vfs/netatalk.so
/usr/lib64/samba/vfs/readahead.so
rpm –qRp: kiểm tra các gói phụ thuộc của gói phần mềm cần cài đặt
[root@test CentOS]# rpm -qRp samba-3.0.33-3.40.el5_10.x86_64.rpm |more
/bin/bash
/bin/mktemp
/bin/sh
/bin/sh
/bin/sh
/bin/sh
/etc/init.d
/etc/pam.d/system-auth
/sbin/chkconfig
/usr/bin/killall
/usr/bin/perl
config(samba) = 0:3.0.33-3.40.el5_10
fileutils
initscripts >= 0:5.54-1
libacl.so.1()(64bit)
libacl.so.1(ACL_1.0)(64bit)
libattr.so.1()(64bit)
libattr.so.1(ATTR_1.0)(64bit)
libc.so.6()(64bit)
libc.so.6(GLIBC_2.2.5)(64bit)
rpm –Uvh: Khi thực hiện lệnh này, hệ thống kiểm tra xem phần mềm có được cài đặt hay chưa. Nếu chưa cài đặt thì hệ thống sẽ cài, còn nếu đã cài đặt rồi thì kiểm tra xem đã cũ chưa, nếu cũ thì cập nhật mới.
rpm –qc: xem các tập tin cấu hình của phầm mềm. Ví dụ muốn xem các tập tin cấu hình của httpd thi dùng lệnh “rpm –qc httpd”
[root@test CentOS]# rpm -qc httpd
/etc/httpd/conf.d/proxy_ajp.conf
/etc/httpd/conf.d/welcome.conf
/etc/httpd/conf/httpd.conf
/etc/httpd/conf/magic
/etc/logrotate.d/httpd
/etc/rc.d/init.d/httpd
/etc/sysconfig/httpd
/var/www/error/HTTP_BAD_GATEWAY.html.var
/var/www/error/HTTP_BAD_REQUEST.html.var
/var/www/error/HTTP_FORBIDDEN.html.var
/var/www/error/HTTP_GONE.html.var
/var/www/error/HTTP_INTERNAL_SERVER_ERROR.html.var
/var/www/error/HTTP_LENGTH_REQUIRED.html.var
/var/www/error/HTTP_METHOD_NOT_ALLOWED.html.var
/var/www/error/HTTP_NOT_FOUND.html.var
/var/www/error/HTTP_NOT_IMPLEMENTED.html.var
/var/www/error/HTTP_PRECONDITION_FAILED.html.var
/var/www/error/HTTP_REQUEST_ENTITY_TOO_LARGE.html.var
/var/www/error/HTTP_REQUEST_TIME_OUT.html.var
/var/www/error/HTTP_REQUEST_URI_TOO_LARGE.html.var
/var/www/error/HTTP_SERVICE_UNAVAILABLE.html.var
/var/www/error/HTTP_UNAUTHORIZED.html.var
/var/www/error/HTTP_UNSUPPORTED_MEDIA_TYPE.html.var
/var/www/error/HTTP_VARIANT_ALSO_VARIES.html.var
/var/www/error/contact.html.var
/var/www/error/include/bottom.html
/var/www/error/include/spacer.html
/var/www/error/include/top.html
rpm –qd: xem các tập tin hướng dẫn của phần mềm. Ví dụ xem các tập tin hướng dẫn của phần mềm httpd dùng lệnh “rpm –qd httpd”
[root@test CentOS]# rpm -qd httpd
/usr/share/doc/httpd-2.2.3/ABOUT_APACHE
/usr/share/doc/httpd-2.2.3/CHANGES
/usr/share/doc/httpd-2.2.3/LICENSE
/usr/share/doc/httpd-2.2.3/NOTICE
/usr/share/doc/httpd-2.2.3/README
/usr/share/doc/httpd-2.2.3/VERSIONING
/usr/share/doc/httpd-2.2.3/migration.css
/usr/share/doc/httpd-2.2.3/migration.html
/usr/share/man/man1/ab.1.gz
/usr/share/man/man1/htdbm.1.gz
/usr/share/man/man1/htdigest.1.gz
/usr/share/man/man1/htpasswd.1.gz
/usr/share/man/man1/logresolve.1.gz
/usr/share/man/man8/apachectl.8.gz
/usr/share/man/man8/htcacheclean.8.gz
/usr/share/man/man8/httpd.8.gz
/usr/share/man/man8/rotatelogs.8.gz
/usr/share/man/man8/suexec.8.gz

e. Cài đặt bằng lệnh yum

YUM là một công cụ quản lý và cài đặt phần mềm rất tiện dụng cho các hệ thống Red Hat Linux. Nó có thể cài đặt các gói mới hoặc cập nhật các gói đã tồn tại trên hệ thống một cách tự động và tiện lợi thông qua vài dòng lệnh đơn giản. YUM được viết tắt từ “Yellow dog Update, Modified” được phát triển bởi Duke University. Lệnh này được hỗ trợ trên Red Hat Enterprise Linux (RHEL) và các bản phân phối của nó bao gồm: Red Hat Enterprise Linux, Fedora, CentOS

Thông thường khi bạn cài hệ điều hành CentOS thì YUM đã được tích hợp sẵn. Để kiểm tra xem máy chủ có YUM hay chưa ta dùng lệnh yum –version. Nếu kết quả như bên dưới thì máy chủ có tích hợp YUM.

Cài đặt các gói thông tin lưu trữ (Repository) cho YUM.
Về cơ bản là yum có rất nhiều thông tin các gói phần mềm thông dụng cho máy chủ. Tuy nhiên, đôi lúc sẽ có những phần mềm khác mà yum không có sẵn trong gói cơ bản. Để cài được hầu hết các phần mềm phổ biến bằng yum, bạn cần phải bổ sung thêm các gói thông tin lưu trữ cho yum bằng những lệnh sau :
Lệnh cài đặt EPEL Repository bằng YUM :
Cách đơn giản nhất để cài đặt EPEL Repository là thông qua yum, yum sẽ tự động cài EPEL Repository phù hợp với hệ điều hành và phiên bản của hệ điều hành:
yum install epel-release
Lệnh cài đặt EPEL Repository cho hệ điều hành 64 bit:
CentOS 6 64 bit:
rpm–Uvh http://download.fedoraproject.org/pub/epel/6/x86_64/epel-release-6-8.noarch.rpm
Lệnh cài đặt EPEL Repository cho hệ điều hành 32 bit:
CentOS 6 32 bit:
rpm –Uvh http://download.fedoraproject.org/pub/epel/6/i386/epel-release-6-8.noarch.rpm
Lệnh cài đặt REMI Repository:
CentOS 7 (32bit + 64bit):
rpm –Uvh http://rpms.famillecollet.com/enterprise/remi-release-7.rpm
CentOS 6 (32bit + 64bit):
rpm –Uvh http://rpms.famillecollet.com/enterprise/remi-release-6.rpm
CentOS 5 (32bit + 64bit):
rpm –Uvh http://rpms.famillecollet.com/enterprise/remi-release-5.rpm
REMI và EPEL là 2 Repository được sử dụng phổ biến nhất giúp bạn cài đặt hầu như tất cả các phần mềm thông dụng cho server bằng lệnh YUM
Lệnh cài đặt RepoForge (RPMforge) Repository cho hệ điều hành 64bit :
CentOS 6 64bit:
rpm –Uvh http://pkgs.repoforge.org/rpmforge-release/rpmforge-release-0.5.3-1.el6.rf.x86_64.rpm
CentOS 5 64bit:
rpm –Uvh http://pkgs.repoforge.org/rpmforge-release/rpmforge-release-0.5.3-1.el5.rf.x86_64.rpm
Lệnh cài đặt RepoForge (RPMforge) Repository cho hệ điều hành 32bit :
CentOS 6 32bit:
rpm -Uvh http://pkgs.repoforge.org/rpmforge-release/rpmforge-release-0.5.3-1.el6.rf.i686.rpm
CentOS 5 32bit:
rpm -Uvh http://pkgs.repoforge.org/rpmforge-release/rpmforge-release-0.5.3-1.el5.rf.i386.rpm
Lệnh cài đặt Atomic Repository cho CentOS 6 64 bit
rpm –Uvh http://www6.atomicorp.com/channels/atomic/centos/6/x86_64/RPMS/atomic-release-1.0-19.el6.art.noarch.rpm
Dùng lệnh yum để cài gói httpd-2.2.3-91.el5.centos.x86_64.rpm
Cài đặt bằng lệnh yum có hai dạng: yum từ internet và yum từ local hoặc dvd. Đối với yum từ internet đòi hỏi máy chủ phải kết nối internet và thực hiện lệnh:
yum –y install httpd
Sau khi thực hiện lệnh trên, máy chủ tự động tìm đến những nơi lưu trữ ở ngoài internet cụ thể là các Repository để download gói httpd về và cài đặt. Những nơi lưu trữ được cấu hình trong các tập tin ở đường dẫn “/etc/yum.repos.d”, đó là những tập tin có dạng *.repo. Tham số -y có nghĩa là yes để thiết lập cho lệnh yum tự động cài đặt gói sau khi tải về mà không cần hỏi có cài hay không.
Còn yum từ dvd thì trước hết phải cấu hình đường dẫn để yum. Dùng lệnh mount để mount đĩa dvd
mount /dev/cdrom /media/
Sau đó tạo tập tin dvd.repo trong đường dẫn “/etc/yum.repos.d” có nội dung như sau
[dvd]
name=Local Repository
baseurl=file:///media
gpgcheck=0
enabled=1

Kế tiếp dùng lệnh yum –y install httpd như trên để cài

Cài đặt bằng lệnh yum rất thuận lợi, không bị vấn đề về gói phụ thuộc. Hệ thống tự động phân tích tìm và cài luôn những gói phụ thuộc, thuận lợi cho những người mới bắt đầu làm quen với Linux. Ví dụ khi cài gói httpd thì hê thống tự động cài luôn các gói phụ thuộc và gói httpd

f. Một số lệnh YUM cơ bản
yum check-updateyum list update
Hai lệnh này có chức năng như nhau, dùng để kiểm tra xem trong hệ thống có bao nhiêu gói có bản cập nhật mới
yum list all và yum list
Hai lệnh này dùng để liệt kê tất cả các gói phần mềm có thể được cài đặt bằng lệnh yum và những gói đã được cài đặt
yum list installed
Dùng để liệt kê tất cả các gói phần mềm đã được cài đặt
yum list available: dùng để liệt kê tất cả các phần mềm có thể cài đặt bằng lệnh yum
yum info: là lệnh dùng để kiểm tra thông tin của phần mềm chưa được cài đặt và đã được cài đặt.
yum search: là lệnh tìm kiếm phần mềm được hỗ trợ cài đặt bằng yum. Ví dụ: “yum search httpd” là lệnh tìm kiếm phần mềm httpd, tất cả phần mềm có tên hoặc thông tin chứa httpd sẽ được liệt kê

[root@test ~]# yum search httpd
Loaded plugins: fastestmirror, security
Loading mirror speeds from cached hostfile
* base: mirrors.viethosting.vn
* extras: mirrors.viethosting.vn
* updates: mirrors.viethosting.vn
============================================================================ Matched: httpd ============================================================================
mod_ssl.x86_64 : SSL/TLS module for the Apache HTTP server
system-config-httpd.noarch : Apache configuration tool
centos-ds.x86_64 : CentOS Directory, Administration, and Console Suite
httpd.x86_64 : Apache HTTP Server
httpd-devel.i386 : Development tools for the Apache HTTP server.
httpd-devel.x86_64 : Development tools for the Apache HTTP server.
httpd-manual.x86_64 : Documentation for the Apache HTTP server.
mod_dav_svn.x86_64 : Apache server module for Subversion server.

yum update: là lệnh dùng để kiểm tra và cập nhật phiên bản mới nhất của gói phần mềm. Nếu bạn sử dụng lệnh “yum update” thì nó sẽ cập nhật phiên bản mới nhất cho tất cả các gói phần mềm đã được cài đặt trên server. Còn nếu bạn muốn chỉ kiểm tra và cập nhật phiên bản mới nhất cho httpd thì sử dụng lệnh “yum update httpd”. Nếu bạn muốn cập nhật cho nhiều gói phần mềm khác nhau thì sử dụng lệnh sau “yum update ten-goi-phan-mem-01 ten-goi-phan-mem-02″. Ví dụ muốn cập nhật httpd và php thì sử dụng lệnh sau “yum update httpd php”
yum remove: là lệnh dùng để gỡ bỏ và xoá gói phần mềm do bạn chỉ định. Ví dụ, để gỡ bỏ httpd ra khỏi hệ thống, bạn sử dụng lệnh sau “yum remove httpd”. Có thể thêm tham số -y để hệ thống tự động xóa mà ko cần hỏi yes hay no.
yum clean all: Thông thường yum sẽ tạo và sử dụng cache cho các lần truy vấn, để xoá hết cache của yum thì dùng lênh “yum clean all”
yum provides: là lệnh dùng để tìm kiếm tên của phần mềm mà những tập tin có phụ thuộc. Ví dụ, để biết tên của phần mềm mà có file cấu hình ở đường dẫn “/etc/httpd/conf/httpd.conf “ thì dùng lệnh “yum provides /etc/httpd/conf/httpd.conf”
[root@test ~]# yum provides /etc/httpd/conf/httpd.conf
Loaded plugins: fastestmirror, security
Loading mirror speeds from cached hostfile
* base: mirrors.digipower.vn
* extras: mirrors.digipower.vn
* updates: mirror.digistar.vn
httpd-2.2.3-91.el5.centos.x86_64 : Apache HTTP Server
Repo : base
Matched from:
Filename : /etc/httpd/conf/httpd.conf
httpd-2.2.3-91.el5.centos.x86_64 : Apache HTTP Server
Repo : installed
Matched from:
Other : Provides-match: /etc/httpd/conf/httpd.conf
yum grouplist: Trong Linux, một số phần mềm được gôm thành một nhóm. Thay vì cài từng phần mềm riêng lẻ thông qua yum, để cho tiện chúng ta chỉ cần cài nhóm mà phần mềm đó phụ thuộc. Để liệt kê tên của một số nhóm dùng lệnh “yum grouplist”
[root@test ~]# yum grouplist
Loaded plugins: fastestmirror, security
Setting up Group Process
Loading mirror speeds from cached hostfile
* base: mirrors.viethosting.vn
* extras: mirrors.viethosting.vn
* updates: mirrors.viethosting.vn
Installed Groups:
Dialup Networking Support
Mail Server
Network Servers
System Tools
Web Server
Yum Utilities
Available Groups:
Administration Tools
Authoring and Publishing
Base
Beagle
Cluster Storage
Clustering
DNS Name Server
Development Libraries
Development Tools
Eclipse
Editors
Engineering and Scientific
FTP Server
FreeNX and NX
GNOME Desktop Environment
GNOME Software Development
Games and Entertainment
Graphical Internet
Graphics
Horde
HyperV
Java Development
KDE (K Desktop Environment)
KDE Software Development
KVM
Legacy Network Server
Legacy Software Development
Legacy Software Support
Mono
MySQL Database
News Server
Office/Productivity
OpenFabrics Enterprise Distribution
PostgreSQL Database
Printing Support
Server Configuration Tools
Sound and Video
Text-based Internet
Tomboy
Windows File Server
X Software Development
X Window System
XFCE-4.4
Xen
yum groupinstall: là lệnh dùng để cài một nhóm phần mềm. Ví dụ, để cài nhóm phần mềm Windows File Server ta dùng lệnh yum –y groupinstall ‘Windows File Server’
yum groupupdate: là lệnh dùng để cập nhật một nhóm phần mềm. Ví dụ, cập nhật nhóm phần mềm Windows File Server thì dùng lệnh yum groupupdate ‘Windows File Server’
yum groupremove: xóa một nhóm phần mềm, ví dụ xóa nhóm Windows File Server dùng lệnh yum groupremove ‘Windows File Server’
yum repolist all: xem trạng thái của các repositories
Ngoài ra còn có một số lệnh yum như: yum –enablerepo=repo_name install package_name, yum shell, yum history