SysVN xin chia sẻ bài viết Giới thiệu VoIP, lợi ích của VoIP, các thành phần và giao thức trong mạng VoIP. Mời các bạn theo dõi!
- Giới thiệu
VoIP được viết tắt bởi cụm từ Voice over Internet Protocol, là dịch vụ thoại thông qua giao thức IP khác với dịch vụ thoại truyền thống Analog PSTN thông thường. VoIP có khả năng thực hiện gọi nội bộ, đường dài, di động, quốc tế thông qua mạng IP với chi phí rất rẻ và có thể không tốn cước phí.
VoIP (viết tắt của Voice over Internet Protocol, nghĩa là Truyền giọng nói trên giao thức IP) là công nghệ truyền tiếng nói của con người (thoại) qua mạng thông tin sử dụng bộ giao thức TCP/IP. Nó sử dụng các gói dữ liệu IP (trên mạng LAN, WAN, Internet) với thông tin được truyền tải là mã hoá của âm thanh.
Công nghệ này bản chất là dựa trên chuyển mạch gói, nhằm thay thế công nghệ truyền thoại cũ dùng chuyển mạch kênh. Nó nén (ghép) nhiều kênh thoại trên một đường truyền tín hiệu, và những tín hiệu này được truyền qua mạng Internet, vì thế có thể giảm giá thành.
Để thực hiện việc này, điện thoại IP, thường được tích hợp sẵn các nghi thức báo hiệu chuẩn như SIP hay H.323, kết nối tới một tổng đài IP (IP PBX) của doanh nghiệp hay của nhà cung cấp dịch vụ. Điện thoại IP có thể là điện thoại thông thường (chỉ khác là thay vì nối với mạng điện thoại qua đường dây giao tiếp RJ11 thì điện thoại IP nối trực tiếp vào mạng LAN qua cáp Ethernet, giao tiếp RJ45) hoặc phần mềm thoại (soft-phone) cài trên máy tính.
2. Lợi ích VoIP
VoIP có những tính năng:
- Đa dạng tính năng – hiệu quả kinh tế
- Tiết kiệm chi phí đầu tư
- Dễ bảo trì
- Linh hoạt và cơ động
- Nhiều tính năng hấp dẫn
- Quản lý cấu hình đơn giản
- Giảm chi phí thoại đường dài
- …và còn rất nhiều tính năng khác nữa.
3. Các thành phần của VoIP
Thành phần cốt lõi 1 mạng VoIP: Gateway, VoIP Server, IP network, End user Equipments
- Gateway: là thiết bị dùng để kết nối với mạng PSTN hoặc có thể kết nối với mạng khác.
- VoIP Server: là máy chủ trung tâm định tuyến thoại trong mạng VoIP
– Nếu VoIP dùng giao thức SIP thì gọi là SIP Server
– Nếu VoIP dùng giao thức H.323 gọi là Gatekeeper - End user Equipments: Softphone, điện thoại VoIP, điện thoại analog,…
– Ví dụ điện thoại VoIP của hãng Grandstream: GXP 285, GXP1620,…
– Điện thoại analog kết nối với mạng VoIP thông qua bộ ATA (Analog Telephone Adaptors)
4. Phương thức hoạt động
- VoIP chuyển đổi giọng nói và truyền đi thông qua môi trường mạng IP.
- Tiến trình hoạt động của VoIP chia làm 2 bước:
– Call Setup: Hệ thống chuyển mạch thoại xác định số thuê bao được gọi có tồn tại không. Nếu tồn tại thì thiết lập cuộc gọi. Do giọng nói là tín hiệu analog, muốn truyền giọng nói trên mạng IP thì trước hết giọng nói phải được chuyển thành tín hiếu số và được đóng gói thành packet, sau đó chuyển thành các bits rồi truyền đi trong mạng IP và cuối cùng chuyển thành tín hiệu âm thanh đên tai người nghe
– Voice data processing: Tín hiệu giọng nói được chuyển thành tín hiệu số được nén lại để tiết kiệm băng thông, sau đó đóng gói thành những packet chuyển thành bits nhị phân rồi truyền trên mạng IP. Giao thức đảm bảo cho việc truyền đi với thời gian thực là RTP (Real-time Transport Protocol). Các gói tin voice được truyền đi bằng giao thức UDP. Ở người nhận thực hiện quá trình giải nén và tiến hành ngược lại. Việc nén và giải nén được thực hiện bởi Codecs
5. Các giao thức VoIP
- VoIP cần 2 loại giao thức: Signaling Protocol & Media Protocol
– Signaling Protocol: là giao thức dùng để báo hiệu chuyển mạch trong mạng IP như: H.323, SIP, IAX, MGCP
– Media Protocol: là giao thức dùng để điều khiển việc truyền tải voice trong mạng IP như: RTP, RTCP, SRTP, SRTCP
6. VoIP tại Việt Nam
Các dịch vụ như gọi 171 (VNPT), 177 (SPT), 178 (Viettel), 175 (VISHIPEL) ở Việt Nam đều là các dịch vụ sử dụng phương thức này. Tuy nhiên VoIP cũng có những nhược điểm của nó. Đó là chất lượng âm thanh chưa được đảm bảo, vẫn còn tình trạng trễ tiếng. Một số công ty cung cấp VoIP tại Việt Nam đã cố gắng cung cấp cho khách hàng chất lượng thoại VoIP ngày càng tốt hơn.
Ngày 29/09/2010 Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC – Thành viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã tổ chức buổi lễ khai trương dịch vụ thẻ gọi điện thoại trong nước, quốc tế mới với tính năng roaming tại nước ngoài – Fone1718.